Mục lục bài viết
- 1. Máy tạo nhịp (Pacemakers)
- 1.1. Liệu pháp tái đồng bộ tim (Cardiac Resynchronization Therapy)
- 1.2. Dây tạo nhịp tim thượng tâm mạc (Epicardial pacing leads)
- 1.3. Vị trí dây dẫn khác thường (Aberrant lead position)
- 1.4. Đứt dây dẫn (Lead fracture)
- 1.5. Các dây dẫn còn lại (Retained leads)
- 1.6. Hội chứng Twiddler
- 1.7. Máy tạo nhịp không dây (Wireless pacemaker device)
- 1.8. Máy kích thích não (Brain stimulators)
- 2. Máy khử rung (Implantable cardioverter-defibrillators)
- 3. Máy ghi vòng lặp (Loop recorders)
- 4. Thay van và sửa van (Valve replacement and repair)
- 5. Các thiết bị đóng (Closure devices)
- 6. Stent mạch máu (Vascular Stents)
- 7. Thiết bị hỗ trợ thất trái (Left ventricular assist device)
- 8. Thiết bị bơm Impella
- 9. Bơm bóng trong động mạch chủ (Intra-aortic balloon pump)
- 10. Clip phẫu thuật mạch máu (Vascular surgery clips) – Bắc cầu mạch vành (Coronary Artery Bypass Grafting)
- 11. Thủ thuật Mini Maze (Mini Maze procedure)
- 12. Thiết bị theo dõi ICU (ICU monitoring device)
- 13. Ống thông Swan Ganz
- 14. Tài liệu tham khảo
1. Máy tạo nhịp (Pacemakers)
Có hai loại thiết bị dẫn truyền tim (cardiac conduction devices): (1) Máy tạo nhịp tim (pacemakers) giúp điều chỉnh nhịp tim khi nhịp tim chậm (bradycardia). (2) Máy khử rung tim (inplantable cardioverter-defibrillators) có khả năng khử rung tim để ngăn ngừa ngừng tim.
Hình 1. Máy tạo nhịp có các đầu dây dẫn nằm ở các vị trí sau: (1) Nhĩ phải – mỏm dây nằm ở tiểu nhĩ. (2) Thất phải – mỏm dây nằm ở đỉnh. (3) Thất trái – dây dẫn xuyên qua xoang vành và kết thúc ở tĩnh mạch tim sau, dùng cho liệu pháp đồng bộ hóa tim ở bệnh nhân blốc nhánh. (4) Thượng tâm mạc – đặt trên tâm thất chủ yếu được sử dụng trong phẫu thuật tim.
Hình 2. Các hình ảnh cho thấy một máy tạo nhịp tim với dây dẫn tâm nhĩ và tâm thất. Đầu của dây dẫn tâm nhĩ hướng lên trên và về phía trước, bởi vì vị trí lý tưởng là ở tiểu nhĩ phải, nơi nó được neo trong các bè thô (mũi tên vàng). Đầu của dây dẫn thất được đặt ở đỉnh của tâm thất phải, nằm ở bên trái cột sống trên X-quang ngực thẳng và trước cột sống trên X-quang ngực nghiêng.
Hình 3. Đây là một ví dụ về một thiết bị khử rung có dây ở tiểu nhĩ phải, đỉnh của thất phải và một dây dẫn đến tâm thất trái ở tĩnh mạch vành sau (mũi tên). Có thể nhận ra hai cuộn dây shock của thiết bị khử rung là các dải màu trắng dày hơn dọc theo dây dẫn.
1.1. Liệu pháp tái đồng bộ tim (Cardiac Resynchronization Therapy)
Liệu pháp tái đồng bộ tim với máy tạo nhịp hai thất (cardiac resynchronization therapy with a biventricular pacer) được thực hiện để đồng bộ hóa sự co bóp của thất phải và trái ở bệnh nhân suy tim tâm thu nặng (severe systolic heart failure) và blốc nhánh trái hoặc phải hoặc các khiếm khuyết dẫn truyền trong thất khác.
Hình 4. Đây là một máy tạo nhịp hai buồng thất với ba dây dẫn. Dây dẫn tạo nhịp nhĩ phải nằm trong tiểu nhĩ phải. Đầu tiên, dây dẫn này đi xuống phía dưới vào tâm nhĩ phải và sau đó quay lên trên và ra phía trước nơi mà nó được neo trong các bè của tiểu nhĩ. Dây tâm thất trái đi qua tâm nhĩ phải và xoang vành và cuối cùng nằm ở phía sau vào tĩnh mạch tim bên trái.
1.2. Dây tạo nhịp tim thượng tâm mạc (Epicardial pacing leads)
Các dây dẫn thượng tâm mạc thường được đặt trong quá trình phẫu thuật tim để cho phép tạo nhịp tim sau phẫu thuật. Một số trung tâm đặt chúng ở tất cả các bệnh nhân phẫu thuật tim, trong khi những trung tâm khác chỉ áp dụng cho những người bị rối loạn nhịp tim trong quá trình phẫu thuật. Sau một vài ngày, chúng có thể được loại bỏ bằng một lực kéo đơn giản. Đôi khi chúng bị bỏ lại tại chỗ. Dây tạo nhịp thượng tâm mạc được giữ lại dường như không gây nguy hiểm cho bệnh nhân trong môi trường MRI. Tuy nhiên, kết luận này chủ yếu áp dụng cho các cuộc kiểm tra MRI ngoài tim. Máy tạo nhịp tim có thể có nhiều biến chứng: tràn khí màng phổi; đứt dây, trật đầu, nhiễm trùng; gây thủng; hội chứng Twiddler.
Hình 5. Hình ảnh dây tạo nhịp thượng tâm mạc sau mổ tim.
Hình 6. Hai dây dẫn thượng tâm mạc kết nối với máy tạo nhịp. Bộ phận khử rung. Hai dây dẫn đến đỉnh thất phải. Một dây dẫn chứa hai coii shock. Van ba lá (các mũi tên). Van hai lá.
Hình 7. Hình ảnh được chụp ngay sau khi đặt thiết bị khử rung. Có tràn khí màng phổi lượng ít (mũi tên). Đây là biến chứng phổ biến nhất.
1.3. Vị trí dây dẫn khác thường (Aberrant lead position)
Hình 8. Bệnh nhân này có tĩnh mạch chủ trên bên trái (persistent left-sided superior vena cava). Đây là một dị tật bẩm sinh hiếm có thể gặp tại thời điểm đặt dây dẫn thiết bị trợ tim. Tĩnh mạch chủ trên bên trái thông với tâm nhĩ phải qua xoang vành. Việc đặt dây dẫn của thiết bị trợ tim đường tĩnh mạch qua tĩnh mạch chủ trên trái có thể khó khăn về mặt kỹ thuật và trong một số trường hợp là không thể.
1.4. Đứt dây dẫn (Lead fracture)
Hình 9. Hình ảnh đứt một dây dẫn (mũi tên).
Hình 10. Đứt dây dẫn tinh tế ở máy điều hòa nhịp tim bị trục trặc (mũi tên)
Hình 11. Đường đứt cực kỳ tinh tế (mũi tên).
1.5. Các dây dẫn còn lại (Retained leads)
Hình 12. Đây là một bệnh nhân với một máy khử rung với một dây dẫn và hai cuộn coil shock. Có một dây dẫn còn sót lại vẫn có thể nhìn thấy của một máy tạo nhịp cũ đã bị loại bỏ. Nhiều bệnh nhân có các dây dẫn của máy tạo nhịp được giữ lại sau khi loại bỏ máy phát xung. Cho đến nay, sự an toàn của MRI ở những bệnh nhân vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống về dây máy tạo nhịp trong nội tâm mạc. Tuy nhiên, do mối đe dọa tiềm ẩn mà chúng có thể hoạt động như “ăng-ten” có tăng nhiệt độ đáng kể – không nên chụp MRI những bệnh nhân này.
1.6. Hội chứng Twiddler
Hội chứng Twiddler là một sự cố của máy tạo nhịp do thao tác của bệnh nhân với thiết bị và sau đó là sự trật đường của các dây dẫn. Điều này dẫn đến máy tạo nhịp gặp sự cố hoặc đôi khi kích thích các cấu trúc khác như dây thần kinh hoành hoặc đám rối thần kinh cánh tay.
Hình 13. Đây là một bệnh nhân với máy khử rung được đặt bình thường trên ở hình A. Nhiều tháng sau, hộp máy khử rung gặp sự cố và dây dẫn bị xoay (mũi trên vàng) và rút lại (mũi tên màu trắng).
Hình 14. Đây là một bệnh nhân khác mắc hội chứng Twiddler. Lưu ý sự xoắn của dây dẫn gần máy tạo nhịp và ở đầu trong tâm thất phải (mũi tên).
Hình 15. Đây là một bệnh nhân khác với hội chứng Twiddler. Có sự cố của máy tạo nhịp và một máy tạo nhịp mới đã được lắp vào bên phải.
1.7. Máy tạo nhịp không dây (Wireless pacemaker device)
Hình 16. Thiết bị Micra là một thiết bị điều hòa nhịp tim nhỏ không dây, được cấy truyền qua đùi vào đỉnh của thất phải.
Hình 17. Cận cảnh thiết bị Micra.
1.8. Máy kích thích não (Brain stimulators)
Hình 18. Máy kích thích não điều trị parkinson (parkinson brain stimulators) có thiết bị phát điện tương tự như máy tạo nhịp và cũng được đặt dưới da ngực (mũi tên). Không nên nhầm lẫn chúng với máy điều hòa nhịp tim.
2. Máy khử rung (Implantable cardioverter-defibrillators)
Máy khử rung tim cấy ghép là những thiết bị có thể nhận biết nhịp nhanh thất và rung thất, và chấm dứt nó bằng cách gây shock điện. Máy khử rung được cấy cho bệnh nhân mắc bệnh cơ tim (cardiomyopathy) và phân suất tống máu thất trái thấp vì họ có nguy cơ bị nhịp nhanh thất, rung thất, và đột tử do tim.
Hình 19. Bệnh nhân này có một hệ thống khử rung đơn coil. Các mũi tên chỉ vào cuộn dây shock.
Hình 20. Bệnh nhân này có ba dây dẫn: (1) dẫn nhĩ phải; (2) dây thất phải (với coil shock); (3) dây thất trái trong xoang vành và tĩnh mạch tim.
Hình 21. Một bệnh nhân khác với máy khử rung chỉ có một dây dẫn và một cuộn dây shock (mũi tên).
Hình 22. Máy khử rung với một dây dẫn và hai cuộn coil shock (hai mũi tên).
Hình 23. Máy khử rung cấy ghép dưới da (Subcutaneous ICD) không được kết nối với tim hoặc mạch máu. Một dây dẫn trước xương ức được đặt và kết nối với một máy khử rung được đặt bên ngoài cạnh tim nằm giữa dây và hộp. Hệ thống này không có khả năng tạo nhịp tim.
3. Máy ghi vòng lặp (Loop recorders)
Hình 24. Máy ghi vòng lặp là máy theo dõi tim cấy ghép để liên tục ghi lại nhịp tim ở những bệnh nhân bị đánh trống ngực hoặc ngất không rõ nguyên nhân. Chúng được đặt dưới da. Các thiết bị này ngày càng nhỏ và không nên nhầm với USB.
Hình 25. Máy ghi vòng lặp có nhiều cách sử dụng bao gồm theo dõi bệnh nhân có các đợt ngất không rõ nguyên nhân và đánh giá bệnh nhân rung nhĩ, rối loạn nhịp thất, hoặc rối loạn dẫn truyền. Những máy ghi này có thể hoạt động theo dõi hơn một năm và có thể được kích hoạt bởi bệnh nhân hoặc được kích hoạt tự động.
Hình 26. Một ví dụ khác về máy ghi vòng lặp.
4. Thay van và sửa van (Valve replacement and repair)
Các loại van khác nhau bao gồm: (1) Van cơ học hoặc van nhân tạo (mechanical or prosthetic valves). Chúng được làm từ vật liệu tổng hợp (synthetic material). Những bệnh nhân này cần điều trị bằng thuốc chống đông. (2) Van sinh học hoặc van sinh học (biological or bioprosthetic valves). Chúng được làm từ van động vật. Không cần dùng chống đông máu.
4.1. Minh họa các vị trí van
Hình 27. Đây là hình minh họa các van tim trên mặt phẳng coronal.
Hình 28. Các van tim được xác định tốt nhất trên hình Xquang nghiêng. Van động mạch chủ và van động mạch phổi nằm phía trên đường vẽ từ đỉnh tim đến đáy tim, trong khi van hai lá và van ba lá nằm dưới đường đó.
Hình 29. Hình minh họa vị trí các van bình thường trên phim Xquang ngực thẳng PA và X-quang ngực nghiêng. Trên phim ngực nghiêng, van động mạch chủ và van động mạch phổi nằm phía trên đường nối từ đáy tim đến đỉnh tim; van ba lá và van hai lá nằm dưới đường này.
4.2. Van cơ học (Mechanical valves)
Hình 30. Một số ví dụ về van tim cơ học. Đây là những van cơ học được sản xuất. Chúng tồn tại trong khoảng 20 năm. Bệnh nhân cần dùng thuốc chống đông máu và do đó việc sử dụng chúng đang giảm dần. Van hai lá cơ học St Jude được sử dụng phổ biến nhất và có vòng ngoại vi cản quang.
4.3. Van sinh học (Bioprosthetic valves)
Hình 31. Đây là một số ví dụ về van tim nhân tạo. Hạn chế chính của van nhân tạo sinh học là độ bền hạn chế của chúng, khiến bệnh nhân có nguy cơ phải can thiệp lại van. Kéo dài khoảng 10-15 năm nhưng không cần dùng kháng đông. Thường được chọn cho những bệnh nhân lớn tuổi, những người có chống chỉ định với thuốc chống đông hoặc van có tốc độ dòng chảy vào thấp hơn (hai lá và ba lá).
4.4. Minh họa các loại van tim
Hình 32. Van động mạch chủ nhân tạo đúng vị trí.
Hình 33. Hẹp van ba lá là kết quả của bệnh thấp tim (rheumatic heart disease) và được điều trị bằng thay van. Hở van ba lá là kết quả của giãn tâm thất phải và được điều trị bằng phẫu thuật tạo hình vòng van (annuloplasty). Bệnh nhân này đã sửa chữa ba van: van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ. Có một máy tạo nhịp với dây dẫn thượng tâm mạc. Đặt máy tạo nhịp thượng tâm mạc thay vì đặt máy tạo nhịp thất phải bởi vì người ta cho rằng dây dẫn thông thường được đặt vào tâm thất phải sẽ cản trở quá nhiều vào chức năng của van ba lá nhân tạo.
Hình 34. Mũi tên trắng chỉ vào van động mạch chủ. Mũi tên vàng chỉ vào van hai lá.
Hình 35. TAVR là van động mạch chủ đặt qua ống thông. Van động mạch chủ bị hẹp được đặt một van nhân tạo bên trong van bị bệnh. TAVR dành cho những bệnh nhân có nguy cơ cao đối với phẫu thuật mở. Tỷ lệ thành công của thủ tục là 90%. TAVR có liên quan đến tỷ lệ tổn thương mạch máu cao hơn, hở cạnh van và nhu cầu đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.
Hình 36. Van Melody là van động mạch phổi đặt với catheter qua da. Nó là một tĩnh mạch cổ bò (bovine jugular vein) được khâu trong một stent platinum-iridium.
Hình 37. Stent của van động mạch phổi Melody này có nhiều vết gãy (các mũi tên màu vàng)
Hình 38. Clip kẹp van hai lá (MitraClip) Ở những bệnh nhân bị hở van hai lá nặng và không phải là ứng cử viên cho phẫu thuật tim hở, sửa chữa van hai lá qua ống thông (transcatheter mitral valve repair), được gọi là MitraClip, là một liệu pháp thích hợp. Mũi tên chỉ MitraClip.
Hình 39. Trung tâm của các lá van hai lá được kẹp bằng Mitraclip để giảm thiểu tình trạng hở van trong khi vẫn đủ chỗ cho máu di chuyển từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái.
Hình 40. Đây là một bệnh nhân có ba van khác nhau: động mạch chủ, hai lá và ba lá.
Hình 41. Van động mạch chủ nhân tạo (mũi tên).
Hình 42. Bệnh nhân này được thay van hai lá Medtronic Hancock và tạo hình vòng van ba lá.
5. Các thiết bị đóng (Closure devices)
5.1. Khiếm khuyết vách liên nhĩ (Atrial Septal defect)
Hình 43. Đây là hình ảnh nghiêng của một trẻ mắc ASD và thiết bị đóng Amplatz. Các thiết bị đóng được sử dụng ở những bệnh nhân bị ASD và có dấu hiệu quá tải tâm thất phải có thể dẫn đến suy tim và rung nhĩ. Các thiết bị đóng thường tự điều chỉnh và nằm phẳng trên vách liên nhĩ nhĩ hoặc vách liên thất.
Hình 44. Phim nghiêng của một trẻ mắc ASD và thiết bị đóng Umbrella Rashkind.
Hình 45. Hình ảnh bệnh nhân mắc ASD và thiết bị đóng Amplatz.
Hình 46. Đây là một bệnh nhân có khiếm khuyết lớn hơn, đã được đóng lại bằng hai thiết bị.
Hình 47. Hình ảnh CT cắt ngang và tái tạo coronal của cùng một bệnh nhân.
Hình 48. Bệnh nhân này có ba thiết bị đóng.
Hình 49. Thiết bị đóng bị trật.
Hình 50. CT chứng minh rằng thiết bị Amplatz bị lệch vào cung động mạch chủ.
Hình 51. Đây là nút Amplatz để đóng tiểu nhĩ trái. Đây là một giải pháp thay thế cho thuốc kháng đông đường uống để phòng ngừa đột tử do huyết khối tắc mạch ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim.
5.2. Watchman (Thiết bị đóng tiểu nhĩ)
Hình 52. Một thiết bị đóng tiểu nhĩ trái thường được sử dụng là thiết bị cấy ghép Watchman. Đây là biện pháp dự phòng đột quỵ do cục máu đông xuất phát từ tim ở bệnh nhân rung nhĩ với chống chỉ định dùng thuốc kháng đông.
5.3. Còn ống động mạch (Patent Ductus Arteriosus)
Còn ống động mạch (PDA) với sự lưu thông giữa động mạch chủ xuống và động mạch phổi do thất bại đóng ống động mạch sinh lý thai nhi. Trong 60 giờ đầu tiên của cuộc đời, ống động mạch đóng tự phát xảy ra ở 55% trẻ sơ sinh đủ tháng. Đến 2-6 tháng tuổi, hơn 95% trẻ sơ sinh khỏe mạnh đều có ống động mạch đã đóng. PDA lớn ở trẻ lớn hơn và ở người lớn có thể dẫn đến tăng áp phổi và suy tim mãn tính do shunt từ trái sang phải.
Hình 53. Đây là những hình ảnh của một bệnh nhân còn ống động mạch. Ống được đóng lại bằng thiết bị Amplatz.
5.4. Làm tắc tĩnh mạch mã tấu (Scimitar vein plugging)
Hội chứng mã tấu (Scimitar syndrome) được đặc trưng bởi hồi lưu tĩnh mạch phổi bất thường một phần (partial anomalous pulmonary venous return), trong đó tĩnh mạch phổi phải bất thường đổ vào tĩnh mạch chủ dưới. Sửa chữa được chỉ định ở người lớn có dấu hiệu quá tải thể tích phổi hoặc giãn tim phải.
Hình 54. Hình ảnh trước và sau làm tắc tĩnh mạch mã tấu.
6. Stent mạch máu (Vascular Stents)
6.1. Hẹp eo động mạch chủ (Coarctation of the aorta)
Liệu pháp đặt stent nội mạch được coi là một lựa chọn điều trị chính cho hầu hết người lớn và thanh thiếu niên bị hẹp eo động mạch chủ.
Hình 55. Stent nội mạch đúng vị trí.
Hình 56. Hình ảnh MRA trước khi đặt stent. Hình ảnh CTA sau khi đặt stent.
Hình 57. Trật stent.
Hình 58. Stent và thiết bị đóng.
6.2. Sửa chữa động mạch chủ ngực nội mạch (TEVAR)
Hình 59. Sửa chữa động mạch chủ ngực nội mạch (TEVAR, Thoracic EndoVascular Aortic Repair) là một thủ thuật liên quan đến việc đặt một stent đỡ che phủ trong động mạch chủ ở những bệnh nhân bị phình động mạch ngực có triệu chứng. Mảnh stent đang trong tình trạng xẹp được đưa vào qua ống thông, thường được đưa vào động mạch đùi và được định vị bằng cách sử dụng hướng dẫn của tia X. Sau đó, stent được mở rộng để nối dài và bao phủ vị trí tổn thương động mạch chủ.
6.3. Stent mạch vành (Coronary stents)
Hình 60. Hình X-quang cho thấy một stent nhô ra trên thành trước của tâm thất, nơi đặt là nhánh LAD.
Hình 61. Các stent mạch vành được đặt ở RCA (mũi tên vàng) và LAD (mũi tên trắng).
Hình 62. Các stent mạch vành được đặt ở LCX (mũi tên vàng) và LAD (mũi tên trắng).
7. Thiết bị hỗ trợ thất trái (Left ventricular assist device)
Thiết bị hỗ trợ tâm thất trái (LVAD, left ventricular assist device) là một thiết bị được cấy ghép bằng phẫu thuật đảm nhận chức năng bơm của tâm thất ở những bệnh nhân bị suy giảm nghiêm trọng phân suất tống máu. Ban đầu chúng được cấy ghép như một cầu nối để cấy ghép tim hoặc trong quá trình phục hồi cơ tim, nhưng hiện nay cũng được sử dụng ở những bệnh nhân không thích hợp để cấy ghép.
Hình 63. Một bệnh nhân có LVAD. Ống thông dòng ra (outflow cannula) được đưa vào trong đỉnh tim và ống thông dòng ra thấu quang (the radiolucent outflow cannula) được nối với động mạch chủ lên. Cũng lưu ý 3 dây dẫn, 2 cuộn coil shock của thiết bị khử rung và các clip ghép LIMA (left internal mammary artery graft, cầu nối tĩnh mạch vú trong trái) trước đó.
8. Thiết bị bơm Impella
Impella là một máy bơm tim nhỏ, tạm thời, được gắn vào ống thông qua động mạch đùi (hoặc nách). Nó được dự định sử dụng trong thời gian ngắn (từ 6 giờ đến <14 ngày, tùy thuộc vào loại) trong can thiệp mạch vành qua da có nguy cơ cao hoặc ở những bệnh nhân đang hồi phục sau sốc tim do nhồi máu cơ tim. Đầu vào của Impella được đặt ở tâm thất trái, nơi máu được hút và đưa đến đầu ra nằm ở động mạch chủ lên.
Hình 64. HÌnh ảnh Xquang ngực cho thấy máy bơm impella đúng vị trí với đầu vào (mũi tên vàng) ở tâm thất trái và đầu ra (mũi tên trắng) ở động mạch chủ lên.
9. Bơm bóng trong động mạch chủ (Intra-aortic balloon pump)
Bơm bóng trong động mạch chủ (IABP) là một thiết bị cơ học làm tăng tưới máu oxy cho cơ tim và gián tiếp làm tăng cung lượng tim thông qua giảm hậu gánh. Nó bao gồm một quả bóng polyurethane hình trụ nằm trong động mạch chủ, cách động mạch dưới đòn trái khoảng 2cm. Quả bóng phồng lên và xẹp xuống thông qua nhịp đập ngược, nghĩa là nó chủ động xẹp xuống trong tâm thu và phồng lên trong tâm trương. Xẹp ở thì tâm thu làm giảm hậu gánh thông qua hiệu ứng chân không và gián tiếp làm tăng dòng chảy về phía trước từ tim. Phồng ở thì tâm trương làm tăng lưu lượng máu đến các động mạch vành thông qua dòng chảy ngược. Những cơ chế kết hợp này giúp giảm nhu cầu oxy của cơ tim và tăng cung cấp oxy cho cơ tim.
Hình 65. Hình mô tả IABP.
10. Clip phẫu thuật mạch máu (Vascular surgery clips) – Bắc cầu mạch vành (Coronary Artery Bypass Grafting)
HÌnh 66. Phẫu thuật bắc cầu tiêu chuẩn liên quan đến ghép LIMA tới LAD kết hợp với ghép tĩnh mạch. LIMA là viết tắt của ghép bắc cầu động mạch vú trong trái (left internal mammary artery bypass graft). LIMA đoạn xa được nối với LAD sau chỗ hẹp và các clip phẫu thuật kéo dài từ đỉnh cung động mạch chủ xuống phía dưới. Ghép RIMA được sử dụng ít thường xuyên hơn vì độ bền thấp hơn và vì RIMA ngắn hơn và thường không đến được các động mạch mục tiêu.
Hình 67. Động mạch vú trong bên trái được tách ra khỏi thành ngực và nối với động mạch vành đích phía xa chỗ hẹp. Phim Xquang cho thấy các clip mạch máu của bắc cầu mạch vành bởi động mạch vú trong bên trái và bên phải.
11. Thủ thuật Mini Maze (Mini Maze procedure)
Thủ thuật Mini Maze là thủ thuật cắt bỏ xâm lấn tối thiểu (minimally-invasive ablation) ở những bệnh nhân bị rung nhĩ kéo dài. Thông qua các vết rạch trên thành ngực, một ống soi lồng ngực được đưa vào để cho phép quan sát trực tiếp tim. Tiếp theo, thiết bị cắt bỏ (ablation device) tạo ra các block dẫn truyền ở những khu vực xung quanh tĩnh mạch phổi để ngăn các tín hiệu điện thất thường.
Hình 68. Một thiết bị clipping gọi là Atriclip được đặt để đóng tiểu nhĩ trái nhằm tránh huyết khối từ khu vực này.
12. Thiết bị theo dõi ICU (ICU monitoring device)
Hình 69. Hình ảnh thiết bị ICU monitoring và đầu gắn các điện cực.
13. Ống thông Swan Ganz
Catheter Swan GAnz là một ống thông có đầu bóng hướng dòng chảy. Bóng được thổi phồng trong động mạch phổi chính bên trái hoặc bên phải để đo áp lực mao mạch và áp lực động mạch phổi. Các biến chứng có thể xảy ra là thắt nút trong tim (intracardiac knotting), nhồi máu phổi (pulmonary infarction), thủng động mạch phổi (pulmonary artery perforation), rối loạn nhịp tim (arrhythmias), thủng tim (cardiac perforation), và đặt vào tĩnh mạch chủ dưới (placement in the inferior vena cava).
Hình 70. (A) Vị trí sai của catheter Swan Ganz bên trái với đầu ống thông ở nhánh động mạch phổi thùy trên bên trái. (B) Vị trí đúng của đầu ống thông nằm trong động mạch phổi trái sau khi chỉnh lại vị trí.
14. Tài liệu tham khảo
Frederieke Elsinger, Robin Smithuis, Anje Spijkerboer (Vancouver General Hospital in Canada, Alrijne hospital and the Amsterdam University Medical Center, the Netherlands). Cardiovascular devices on Chest X-Ray. 2018; Radiology Assistant. www.radiologyassistant.nl/cardiovascular/devices/cardiovascular-devices