Mật độ tuyến vú trên mammography (Breast composition)

ACR (American College of Radiology) đã đưa ra các hệ thống BI-RADS (Breast Imaging Reporting and Data System) xếp loại mật độ mô tuyến vú, để chú ý các nhà lâm sàng về khả năng phát hiện ung thư vú.

Lưu ý rằng mô vú càng đặc thì tỷ lệ phát hiện tổn thương trên Mammo càng thấp. Nếu không thấy tổn thương trên Mammo thì kết luận “Mô vú dày, không thấy tổn thương trên phim nhũ ảnh”, không nên cố gắng ám thị theo tổn thương trên siêu âm. Mô vú đặc, không thấy tổn thương trên Mammo thì phải kết hợp các phương tiện cận lâm sàng khác.

ACR 2003 phân chia mật độ mô vú thành 4 loại dựa vào tỷ lệ phần trăm mô sợi tuyến:

  • Loại 1: <25% mô sợi tuyến
  • Loại 2: 25-50% mô sợi tuyến
  • Loại 3: 50-75% mô sợi tuyến
  • Loại 4: >75% mô sợi tuyến
ACR 2003 phân chia mật độ mô vú thành 4 loại: Loại 1: <25% mô sợi tuyến; Loại 2: 25-50% mô sợi tuyến; Loại 3: 50-75% mô sợi tuyến; Loại 4: >75% mô sợi tuyến (hình chỉ minh họa)

[collapse]

ACR 2013: Việc sử dụng tỷ lệ phần trăm không còn được khuyến khích. Phân loại mật độ mô vú thành 4 nhóm A, B, C và D:

  • Loại A: Vú gần như toàn mỡ. Chụp nhũ ảnh rất nhạy trong trường hợp này.
  • Loại B: Có rải rác một vài vùng có mật độ mô sợi tuyến. 
  • Loại C: Vú đặc không đồng nhất, có thể che khuất tổn thương nhỏ. 
  • Loại D: Vú rất dày, chụp nhũ ảnh ít nhạy.
ACR 2013 xếp loại mật độ mô vú trên Mammo thành 4 nhóm A, B, C và D. Loại A: Vú gần hoàn toàn mô mỡ; Loại B: Có các nốt và dải cản quang rải rác của mô sợi tuyến; Loại C: Mô vú đặc và không đồng nhất; Loại D: Mô vú rất dày

[collapse]

Viết một bình luận