Case: Bệnh nhân nữ 35 tuổi đau bụng vùng thượng vị. Được chụp CLVT và MRI.
Test:
Tổn thương lành tính:
– Nhiễm mỡ khu trú hoặc dạng bản đồ
– Giả tổn thương sau phẫu thuật
– Adenoma
– FNH
– Lipoma và pseudolipoma
– Angiomyolipoma
– Cystic teratoma,
– Hepatic adrenal rest tumor
– Giả u mỡ của bao Glisson.
– Xanthomatous lesion in Langerhans cell histiocytosis.
Tổn thương ác tính:
– Carcinoma tế bào gan
– Nguyên phát và thứ phát của liposarcoma
– Di căn gan
Đáp án: D >10 tổn thương
Hình ảnh inphase và outphase có giá trị để xem liệu một cấu trúc có chứa mỡ hay không, bao gồm mỡ đại thể và vi thể. Thích hợp trong chẩn đoán các bệnh lý có chứa mỡ vi thể như: u tuyến thượng thận, gan nhiễm mỡ, adenoma gan, HCC gan…
Thời gian các thì chụp sẽ nằm trong một khoảng thời gian chứ không phải là một thời điểm nào cụ thể. Ví dụ thì động mạch thường từ 15-40 giây sau tiêm thuốc, thì tĩnh mạch cửa thường từ 40-75 giây sau tiêm thuốc, chứ không phải là 30 giây hay 50 giây.
Trên cùng một bệnh nhân, tùy huyết động từng thời điểm, nếu tiêm và căn thời gian chụp sau mỗi lần như nhau, thì chưa chắc sẽ cho ra các hình ảnh giống nhau. Hơn nữa còn phụ thuộc vào lượng thuốc, tốc độ bơm mỗi lần chụp.
Ta có thể giải thích ở bệnh nhân này, cũng cùng một thì động mạch hoặc tĩnh mạch nhưng trên hình ảnh CT và MRI cho thấy sự ngấm thuốc của khối u khác nhau, có thể do các lý do sau:
- Huyết động mỗi lần chụp khác nhau.
- Thời gian trong mỗi thì khác nhau, chỉ cần chênh lệch vài giây thì hình ảnh cũng sẽ khác nhau. Như ở bệnh nhân này trên MRI có thể chụp thì động mạch muộn, trong khi CT chụp thì động mạch sớm nên bắt thuốc khác nhau. Còn trên thì tĩnh mạch, trên MRI có thể chụp ở thì tĩnh mạch cửa muộn, trong khi CT chụp ở thì tĩnh mạch cửa sớm nên bắt thuốc khác nhau.
- Thuốc khác nhau (đối quang và tương phản từ), tốc độ và thể tích thuốc cũng khác nhau.
Xem lại các thì tiêm thuốc tại đây: CT TIÊM THUỐC CẢN QUANG VÀ PROTOCOLS
Tham khảo: https://liveratlas.org
Bac si oi, cho chau xin hoi voi a: chau nam nay 37 tuoi chau bj dau vung thuong vi và chup cong huong tu thi ket qua la Hình ảnh nốt giảm âm trái- TD Adenoma . Nhu mô gan trái co nốt 15×12mm, tăng nhẹ trên T2W, hạn chế khuếch tán trên DWI, sau tiêm ngấm thuốc mạch hơn nhu mô gan thi động mạch, giữ thuốc thì tĩnh mạch và thì muộn
Tĩnh mạch cửa : không giãn, không thấy huyết khối.
Bác sĩ cho cháu xin lời khuyên, cháu có nên sinh thiết hay mổ… hay phác đồ điều trị thế nào a?
Cháu cảm ơn nhiều a!!!
Chào bạn,
Mình chưa xem phim trực tiếp nên cũng không thể khẳng định bản chất khối này là gì. Theo mình nốt này chưa có hình thái ác tính và kích thước nhỏ, cho nên bạn cứ theo dõi định kỳ trên siêu âm mỗi khoảng 3-6 tháng là được. Thỉnh thoảng đi chụp CT lại kiểm tra, nếu khối u ổn định không tiến triển hoặc tiến triển chậm thì không cần lo lắng.
Lưu ý nên kiểm tra toàn thân định kỳ mỗi 6 tháng để tầm soát hết các bệnh lý trên cơ thể (siêu âm, xét nghiệm), và phải lưu giữ hồ sơ bệnh tật để các bác sĩ còn đối chiếu vào lần sau. Vì bệnh tật có thể phát sinh bất cứ lúc nào. Ví dụ, bây giờ bệnh là lành tính nhưng có thể chuyển dạng ác tính theo thời gian.
Cảm ơn bạn đã quan tâm,