Giả nang phổi do chấn thương (Traumatic pulmonary pseudocyst)

Giả nang phổi do chấn thương (traumatic pulmonary pseudocyst) hình thành chủ yếu sau một chấn thương cùn (blunt trauma) ở ngực nhưng cũng được thấy với vết thương xuyên thấu (penetrating injuries). Lồng ngực bị ép và giải ép nhanh (rapid compression and decompression of the chest) dẫn đến các vết rách và hình ảnh một tổn thương dạng hang trong mô phổi, đặc biệt khi phổi bị ép lúc nắp thanh môn đóng lại cản trở việc đẩy không khí nhanh chóng qua các đường hô hấp trên. Sau đó, nếu không có sự thông thương giữa tổn thương hang và khoang màng phổi thì không khí và dịch sẽ thoát ra khỏi nhu mô phổi và lấp đầy hang (cavity).

Về mặt lâm sàng, giả nang phổi do chấn thương có thể rất khác nhau về cách biểu hiện. Bệnh nhân có thể hoàn toàn không có triệu chứng (entirely asymptomatic) hoặc có thể bị tổn thương hô hấp đe dọa tính mạng (life-threatening respiratory compromise). Các triệu chứng phổ biến được báo cáo bao gồm ho ra máu, gặp ở gần một nửa số bệnh nhân. Các biểu hiện khác bao gồm khó thở, ho, đau ngực, sốt, tăng bạch cầu (shortness of breath, cough, chest pain, fevers, leukocytosis). Ngoài ra, giả nang phổi do chấn thương hầu như luôn liên quan đến gãy xương sườn hoặc các bằng chứng khác của chấn thương như đụng dập nhiều và tràn khí màng phổi.

Về phương diện hình ảnh học, các tổn thương dạng hang (cavitary lesions) trong bệnh giả nang phổi do chấn thương xuất hiện trên X-quang ngực trong vòng 24 giờ đầu sau chấn thương ở gần một nửa số bệnh nhân. Kích thước của các nang giả có đường kính từ 2 đến 14 cm trong các báo cáo trước đây. Các hang thường có vách dày và kích thước có thể từ dưới 1 cm đến hơn 2 cm tùy theo loại. Chúng có thể đơn lẻ hoặc nhiều vị trí, và có thể được nhìn thấy ở cùng một bên chấn thương hoặc ở bên đối diện do hậu quả của tổn thương do cơ chế dội đối bên (contrecoup injury). Đáng chú ý, các tổn thương giả nang phổi do chấn thương có thể thay đổi nhanh chóng về kích thước và hình dạng hàng ngày trên X-quang. Điều này có thể giúp phân biệt giả nang phổi do chấn thương với các tổn thương dạng nang khác. CT là phương thức hình ảnh nhạy hơn X-quang. Việc hiện diện các nang đơn hoặc nhiều nang có thành mỏng cùng với các vùng đông đặc của nhu mô xung quanh (space consolidation of the surrounding parenchyma) là đặc điểm gợi ý chẩn đoán trong trường hợp có chấn thương thành ngực trước đó.

Giả nang phổi do chấn thương thường tự khỏi và tiên lượng tổng thể của tình trạng bệnh là rất tốt. Các biến chứng hiếm gặp nhưng có thể gặp bao gồm nhiễm trùng, tràn khí màng phổi, hoặc chảy máu. Tỷ lệ biến chứng tăng lên khi bệnh nhân tiếp xúc với các thủ thuật không cần thiết từ việc không chẩn đoán chính xác. Ví dụ, bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm thành vỡ nang tuyến phổi bẩm sinh có thể bị cắt bỏ thùy phổi, điều này nếu chẩn đoán đúng thì bệnh nhân sẽ tránh cắt bỏ thùy phổi không cần thiết.

Fig. 1
X-quang được chụp sau 3 ngày bị chấn thương cho thấy cấu trúc nang có thành mỏng với mức dịch-khí ở đáy phổi phải.


CT có thuốc cho thấy hai tổn thương lớn và nhiều nang nhỏ hơn liên quan đến thùy dưới phổi phải.

An external file that holds a picture, illustration, etc. Object name is CRIPU2018-7269694.002.jpgChụp CT ngực cho thấy tổn thương đa nang có vách dày với các thâm nhiễm xung quanh.

An external file that holds a picture, illustration, etc. Object name is JCIS-3-60-g021.jpg
Giả nang phổi do chấn thương ở cậu bé 15 tuổi. CT cho thấy nhiều tổn thương dạng nang hai bên với mức dịch-khí (các mũi tên trắng) ở phổi phải và các vùng loang lổ tổn thương kính mờ. Có tràn khí màng phổi hai bên (các mũi tên đen).

Computed tomogram shows a post-traumatic pulmonary pseudocyst. | Download Scientific Diagram
CT cho thấy hình ảnh nang giả sau chấn thương

Nguồn:

  1. Kanj A, Tabaja H, Soubani AO, Kanj N. Traumatic Pulmonary Pseudocyst Mimicking a Congenital Cystic Lung Disease. Case Rep Pulmonol. 2018 Jul 11;2018:7269694. doi: 10.1155/2018/7269694. PMID: 30112242; PMCID: PMC6077363.
  2. Odev K, Guler I, Altinok T, Pekcan S, Batur A, Ozbiner H. Cystic and cavitary lung lesions in children: radiologic findings with pathologic correlation. J Clin Imaging Sci. 2013 Dec 31;3:60. doi: 10.4103/2156-7514.124087. PMID: 24605255; PMCID: PMC3935260.
  3. Yazkan R, Ozpolat B, Sahinalp S. Diagnosis and management of post-traumatic pulmonary pseudocyst. Respir Care. 2009 Apr;54(4):538-41. PMID: 19327190.
  4. Ngoo A., Slaney C., Mariyappara B., Stalewski H., Carroll D. Traumatic pulmonary pseudocysts mimicking a congenital malformation of the lung. Journal of Pediatric Surgery Case Reports. 2018;29:26–29. doi: 10.1016/j.epsc.2017.10.012.

Viết một bình luận